Bưu Ðiện Quảng Ninh ra đời và hoạt động trên mảnh đất Quảng Ninh hiểm yếu nhưng giàu đẹp và anh hùng. Lịch sử Ngành Bưu Ðiện Quảng Ninh gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của Ðảng bộ và nhân dân Quảng Ninh, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Trước năm 1945 địa bàn Quảng Ninh ngày nay bao gồm 2 tỉnh Quảng Yên và Móng Cái. Khu mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả về hành chính thuộc tỉnh Quảng Yên, nhưng lại là đất nhượng của bọn tư bản thực dân, do đó vẫn có viên đại lý người Pháp cai trị.



Hệ thống tổ chức Bưu Ðiện của Pháp không phụ thuộc vào bộ máy hành chính địa phương. Trong một tỉnh có nhiều Ty Bưu Ðiện. Ty trực thuộc nha Giám đốc Bưu Ðiện Bắc phần (hoặc Nam phần) dưới Ty là các Bưu cục.Tỉnh Quảng Yên có 4 Ty Bưu Ðiện ( ở Quảng Yên, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông) và 10 Bưu cục. Tỉnh Móng Cái có 2 Ty Bưu Ðiện (ở Tiên Yên, Móng Cái) và 5 Bưu cục. Tổng số nhân viên trên 100 người, không ai có trình độ đại học và kỹ thuật trung cấp. Trang bị ở các Bưu cục rất sơ sài, cả 2 tỉnh có 11 máy vô tuyến điện 15 oát, 98 máy điện thoại từ thạch, 15 tổng đài 10 số và 2 tổng đài 5 số. Ðường dây điện thoại bố trí theo trục đường quốc lộ số 18A và quốc lộ số 4, quốc lộ số 10. Tổng cộng có 300km đôi dây. Riêng từ Quảng Yên sang Thuỷ Nguyên có một sợi cáp 4 đôi thả biển. Phương thức hoạt động của các Bưu cục đơn giản, chủ yếu phục vụ việc liên lạc của bộ máy nguỵ quyền và khai thác than của bọn chủ mỏ Pháp. Ngoài ra còn có nhận chuyển điện tín, thư từ, bưu phẩm và ngân phiếu của tư nhân.

Tháng 5-1948, Tỉnh uỷ Quảng Ninh quyết định thống nhất hệ thống thông tin liên lạc địa phương, hợp nhất Ban giao thông với Ty Bưu Ðiện Quảng Hồng, ông Vũ Ðăng Nghi, nguyên chủ tịch huyện Ðông Triều được cử làm Trưởng ty, ông Ðỗ Ðình Khái làm phó Ty trực tiếp phụ trách Ban giao thông đặc biệt, ông Nguyễn Văn Huyền phó Ty phụ trách nghiệp vụ. Bộ máy của Ty gồm :Ban giao thông đặc biệt (trong đó có tổ hoả tốc), phòng Bưu vụ, Văn phòng Ty và bộ phận phục vụ

Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, cán bộ CNV Bưu Ðiện Quảng Ninh luôn tuyệt đối trung thành với Ðảng, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tận tuỵ trong lao động sáng tạo phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều tấm gương hy sinh vì sự nghiệp thông tin Bưu Ðiện, nhiều tập thể cá nhân có những đóng góp vào sự phát triển trưởng thành của Ngành và đất mỏ Quảng Ninh. Những thành tích vẻ vang và tấm gương sáng ngời đó mãi mãi là nguồn cổ vũ to lớn, bài học sâu sắc với lớp người hiện nay và các thế hệ mai sau.

Hôị nghị toàn quốc Ðảng Cộng sản Việt Nam họp ngày 15-8-1945 đã có nghị quyết lập Ban giao thông liên lạc, chính thức khai sinh cho ngành Thông tin Liên lạc cách mạng Việt Nam. Trên tinh thần Nghị quyết của Ðảng và được Nhà nước quyết định:

Ngày 15-8-1945 trở thành ngày truyền thống của Ngành Bưu Ðiện Việt Nam

Trong quá trình phát triển, Bưu Ðiện Quảng Ninh viết lên con số đáng tự hào:

Giai đoạn 1945-1955

Trong kháng chiến chống pháp Bưu Ðiện Quảng Ninh đã đưa hàng vạn lượt cán bộ, bộ đội, công an vùng địch, chuyển mười hai triệu công văn bưu phẩm, xây dựng 5.700km đường thư nội tỉnh, liên tỉnh. Ba mươi lăm đồng chí đã hy sinh.

Khi Bưu Ðiện Quảng Ninh tiếp quản, có 14 Bưu cục, 15 máy vô tuyến 15W, 98 máy điện thoại, 14 tổng đài (5 số đến 20 số), 300km đôi dây, 24km cáp hai đôi, tiếp nhận 102 công nhân viên.

Giai đoạn 1955-1975

Có 32 bưu cục, 350km đường thư liên tỉnh, trên 100km đường thư nội tỉnh, 51 tổng đài (5 đến 100 số) 650 máy điện thoại, 15 máy vô tuyến 15W đến 75W, 1176 km đôi dây, 157 km cáp (5 đến 50 đôi), 1 cặp tải ba ba kênh Hà Nội - Hòn Gai.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại giặc Mỹ đã ném bom bắn phá vào cơ sở khai thác và các tuyến đường dây của Bưu Ðiện Quảng Ninh 871 lần gây nhiều thiệt hại về người và của. Thời kỳ này có 11 đồng chí đã hy sinh và 18 đồng chí bị thương. Ðể đảm bảo thông tin liên lạc, đã triển khai 387 km đường thư đi bằng ô tô, 110 km đi bằng xe đạp, 2034 km đi bộ, trên 80 km đi bằng thuyền.

Giai đoạn 1975-1985

Lắp đặt 4 cặp tải ba 12 đường (Hòn Gai - Hà Nội),(Hòn Gai - Tiên Yên), (Hòn Gai - TX Cẩm Phả), (Hòn Gai - Uông Bí), Có 1810 máy điện thoại, 1338km đôi dây, 1,7km cáp chôn, 117km cáp treo (từ 5 đến 100 đôi), có 35 bưu cục, bê tông hoá đường cột trục chính.

Giai đoạn 1985-1990

Lắp đặt 7 tổng đài tự động (từ 70 đến 1000 số), có 39 Bưu cục, 74 tổng đài từ thạch (5 số đến 100 số), 864 máy điện thoại từ thạch, 1375 máy điện thoại tự động, 146,9km cáp nội hạt và đường dài, 995,3km đôi dây. Xây mới nhà Bưu Ðiện Hoành Bồ, Ðông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, Cửa Ông, Ba Chẽ; 3 tầng Bưu Ðiện TX Cẩm Phả, 5 tầng Trung tâm Bưu Ðiện Hòn Gai, 5 tầng Bưu Ðiện và Nhà nghỉ Bãi Cháy.

Giai đoạn 1990-1995

Xây dựng 24 cột an ten vi ba cao từ 20 đến 81m tại các huyện, thị trong tỉnh. Lắp đặt vi ba băng rộng liên tỉnh, nội tỉnh và vi ba băng hẹp đi các nơi của tỉnh. Với những thiết bị hiện đại như : SAT , SIS , AWA và 6 trạm viễn thông nông thôn IRT-2000.

Lắp đặt tổng đài điện tử 32 số, 124 số, 512 số, 1000 số, 2000 số, 3200 số tại các Bưu cục III, các huyện, thị; và thành phố Hạ Long mở rộng trên 6000 số, đã hoàn thành số hoá giai đoạn I; tại vùng biên giới, hải đảo đến miền núi cao điện thoại đều liên lạc thẳng đi trong nước và quốc tế.

Toàn tỉnh có 12.400 máy điện thoại, đạt 1,4 máy/100 dân và 82% xã có máy điện thoại. Kéo mới trên 500km cáp nội hạt, (cả cáp treo và cáp chôn). Ngoài ra lắp đặt trên 100 tổng đài điện tử cho các thuê bao.

Toàn tỉnh có 42 Bưu cục, 81 ki ốt. Xây mới nhà 2 tầng Bưu Ðiện Vân Ðồn, Tiên Yên, Quảng Hà, Yên Hưng, Bình Liêu, Hoành Mô, Kênh Ðồng, Hà Tu, Hà An, Liên Vị , Vàng Danh, huyện đảo Cô Tô, 3 tầng Bưu Ðiện Hải Ninh và Khách sạn Ðông á

Có 1050 cán bộ CNV, trong đó có 10% trình độ đại học, 34,9% có trình độ trung học, 25% biết Ngoại ngữ.

Giai đoạn 1995-2000

Về Viễn thông:

- Năm 1997 Bưu Ðiện tỉnh Quảng Ninh đã lắp đặt tổng đài ALCATEL-1000-E10, dung lượng 64.000 số đến năm 2000.

- Ðến nay về thiết bị chuyển mạch đã có 4 tổng đài HOST cùng với 18 trạm vệ tinh và 10 tổng đài độc lập và 6 trạm IRT 2000, đủ khả năng cung cấp các dịch vụ như : Ðiện thoại, FAX, truyền số liệu ... Mạng truyền dẫn với 31 tuyến vi ba số có tổng chiều dài trên 730km, tổng dung lượng 4,620 kênh, gần 380km cáp quang với 27 trạm thiết bị đầu cuối dung lượng 155Mb/s được đấu nối thành 2 mạch vòng dẹt và 3 chuỗi hoàn toàn đảm bảo về độ an toàn mạng. Phát triển nhiều dịch vụ mới chất lượng cao làm đa dạng hoá các dịch vụ như : mạng truyền số liệu, VINAPHONE, MOBIPHONE, mạng INTERNET, giải đáp thông tin kinh tế xã hội 108, 161, điện hoa, chuyển phát nhanh EMS, chuyển tiền nhanh, dịch vụ tiết kiệm Bưu điện v.v...

Về Bưu chính:

- Tất cả các Bưu cục được dầu tư xây dựng qui mô, khang trang lịch sự. Toàn tỉnh hiện có 48 Bưu cục, 89 điểm Văn hoá xã, 83 điểm Cardphone, 50 đại lý, 119 ki ốt. Mạng vận chuyển với 9 tuyến đường thư cấp 2, 132 tuyến đường thư cấp 3 với tổng số chiều dài 1421 Km/lượt.

PHBC : có 122/133 xã đã có báo đọc trong ngày, 100% chi đảng bộ có báo Nhân dân và báo Quảng Ninh

Bưu điện Quảng Ninh - 56 năm niềm tự hào

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp:

- 29 đồng chí trong Ngành Bưu Ðiện Quảng Ninh đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Bưu Ðiện Quảng Ninh được tặng cờ "Thi đua ái quốc" được thưởng 3 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất đến hạng Ba.

1955-1975 135 đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua

1969-1970 Ngành được tặng cờ thi đua của UBND tỉnh và Tổng cục Bưu Ðiện

1972-1978 liên tục được tặng cờ luân lưu của Chính phủ; được thưởng 12 Huân chương các loại.

1972-1990

* 168 đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua

* Ngành được tặng 15 cờ thưởng thi đua của Tổng cục Bưu Ðiện và UBND tỉnh, được thưởng 15 Huân chương các loại.

* Công đoàn Bưu Ðiện Quảng Ninh từ 1965 đến 1995 được cấp trên tặng16 cờ thi đua xuất sắc.  

* Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bưu Ðiện Quảng Ninh 1964 đến 1995 được tặng 19 cờ thi đua cuả Trung ương Ðoàn, Tỉnh đoàn Quảng Ninh.  

* Ðơn vị Tự vệ 1968 đến 1983 liên tục 18 năm liền là đơn vị Quyết thắng.  

* Phong trào Văn nghệ, thể dục thể thao : từ năm 1969 đến 1991 được tặng 28 cờ về đơn vị có phong trào văn nghệ thể thao xuất sắc.

*Ðảng bộ Bưu Ðiện tỉnh được công nhận danh hiệu “Trong sạch vững mạnh ” xuất sắc và được Tỉnh uỷ biểu dương.

*Năm 1987 Bưu Ðiện tỉnh được thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.  

1990-2000

*Năm 1991 được thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì

*Năm 1995 được thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

*Năm 1997 được thưởng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích Chính sách xã hội.

*Năm 1997 Công đoàn BÐ Quảng Ninh được thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

*Ðảng bộ Bưu Ðiện tỉnh 10 năm là Ðảng bộ trong sạch vững mạnh của tỉnh Quảng Ninh.

*Năm 1998 Nữ CBCNV được tặng Bằng khen của Chính phủ

*Năm 1999 CBCNV và lực lượng tự vệ Bưu Ðiện tỉnh được phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

*Năm 2000 Ðoàn thanh niên được tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Tổng đài di động

18001091

Tổng đài BRCĐ-MyTV- Cố định

18001166

Tổng đài DV CNTT

18001260

Kết nối với VNPT Quảng Ninh

Tổng lượt truy cập :

Lượt xem :